Hiệu quả Kiểm_soát_sinh_sản

See also the table at: So sánh các biện pháp kiểm soát sinh sản

Hiệu quả được tính bằng cách xem xét bao nhiêu phụ nữ có thai khi sử dụng một biện pháp kiểm soát sinh sản riêng biệt trong năm sử dụng đầu tiên. Vì thế, nếu 100 phụ nữ sử dụng một biện pháp với tỷ lệ không thành công 12% trong năm đầu sử dụng, thì thỉnh thoảng trong năm sử dụng đầu tiên, 12 người trong số đó sẽ có thai.

Các biện pháp có hiệu quả nhất trong sử dụng riêng biệt là các biện pháp không phụ thuộc vào hoạt động thông thường của người sử dụng. Phẫu thuật làm vô sinh, Depo-Provera, cấy, các biện pháp đặt thiết bị trong tử cung (IUDs) đều có tỷ lệ không thành công chưa tới 1% trong năm sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng hoàn hảo có thể không phải là nguyên nhân, nhưng phẫu thuật làm vô sinh, cấy các thiết bị trong tử cung đều có tỷ lệ thất bại thông thường dưới 1%. Tỷ lệ thất bại của Depo-Provera không được như trên, với các con số trong khoảng chưa tới 1% cho tới 3%.[47][48]

Các biện pháp có thể có hiệu quả rất cao nếu được sử dụng phù hợp và chính xác, nhưng có thể có các tỷ lệ thất bại trong năm sử dụng đầu tiên khá cao vì việc người sử dụng sử dụng không chính xác hay không hiệu quả. Các viên tránh thai hormon, miếng dán, hay vòng tránh thai, các biện pháp nhận thức sinh sản, và biện pháp mất kinh khi cho bú (LAM), nếu được sử dụng chính xác (hay với LAM, 6 tháng đầu tiên) các tỷ lệ thất bại chưa tới 1%.[49][50][51][52] Trong một cuộc điều tra, các tỷ lệ thất bại khi sử dụng trong năm đầu tiên với viên thuốc tránh thai hormon (và theo ngoại suy là miếng dán hay vòng tránh thai) cao tới mức 5% mỗi năm. Các biện pháp nhận thức sinh sản như một tổng thể có tỷ lệ thất bại khi sử dụng trong năm đầu tiên lên tới 25%, tuy nhiên, như đã được nói ở trên, việc sử dụng chính xác sẽ làm giảm tỷ lệ thất bại xuống chưa tới 1%.[47]

Bao cao su và thiết bị ngăn cổ tử cung như màng chắn có tỷ lệ thất bại phổ biến trong năm đầu như nhau (14 và 20 phần trăm), nhưng việc sử dụng chính xác bao cao su có hiệu quả lớn hơn (3% trong năm đầu tiên và 6%) và bao cao su có tác dụng khác nữa là ngăn sự lây truyền của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV virus. Biện pháp xuất tinh ngoài, nếu được sử dụng hợp lý và chính xác, có tỷ lệ thất bại là 4%. Vì sự khó khăn khi áp dụng biện pháp xuất tinh ngoài, nó có tỷ lệ thất bại năm đầu tiên thông thường là 19%,[47] và không được một số chuyên gia y tế đề nghị.[53]

Việc kết hợp hai biện pháp kiểm soát sinh sản, có thể làm tăng hiệu quả của chúng lên 95% hay nhiều hơn nữa với những biện pháp ít hiệu quả.[54] Sử dụng bao cao su cùng với một biện pháp kiểm soát sinh sản khác cũng là một trong những biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, gồm cả HIV. Cách thực hiện này là một trong các Chiến lược Bảo vệ Kép.[55]

Bảo vệ chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số biện pháp kiểm soát sinh sản cũng có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Bao cao su nam có tác dụng chống lại một số bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu được sử dụng hợp lý và đúng cách, bao cao su nữ cũng có tác dụng tương tự, dù bao cao su nữ chỉ sử dụng được với quan hệ âm đạo. Bao cao su nữ có thể có tác dụng bảo vệ chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục lớn hơn nếu đó là bệnh lây truyền qua tiếp xúc da, bởi vòng bên ngoài của nó bao phủ diện tích da lớn hơn bao cao su nam. Một số biện pháp liên quan tới việc tránh quan hệ tình dục âm đạo cũng có thể làm giảm nguy cơ: các màng chắn bằng cao su hay polyurethane có thể được sử dụng khi quan hệ bằng đường miệng, và việc thủ dâm một mình hay thủ dâm lẫn nhau có nguy cơ rất thấp. Các biện pháp kiểm soát sinh sản còn lại không có nhiều khả năng bảo vệ chống các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền không qua quan hệ tình dục; đây là một lý do tại sao việc kiêng khem hoạt động tình dục không đảm bảo 100% bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ví dụ, HIV có thể lây truyền qua kim tiêm bẩn đã được sử dụng trong tiêm chích ma tuý, xăm, đeo khuyên vào cơ thể, hay tiêm. Một số nhân viên y tế đã bị phơi nhiễm nghề nghiệp khi chẳng may bị thương bởi kim tiêm.[56]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm_soát_sinh_sản http://www.abc.net.au/foreign/stories/s1000575.htm http://contraception.about.com/od/contraceptionove... http://uspolitics.about.com/b/2008/08/15/update-re... http://www.womenshealth.about.com/cs/surgery/a/tub... http://ancient-coins.com/articles/silphium/silphiu... http://www.brainphysics.com/research/SexEd_William... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S00207... http://download.journals.elsevierhealth.com/pdfs/j... http://www.familylife.com/fltoday/default.asp?id=5... http://www.go2planb.com/PDF/PatientPamphlet.pdf